Với những lý do khác nhau, mà nhiều bạn trẻ chưa thể đặt chân tới các trường ĐH Dược để theo đuổi mơ ước nghề nghiệp của mình. Học Dược sỹ trung cấp đang là lựa chọn của các bạn trẻ.
Ở Việt Nam hiện nay, để trở thành dược sĩ trình độ đại học, sinh viên phải vào học tại các trường đại học đào tạo về dược thuộc hệ thống đào tạo nhân lực ngành Y tế. Họ có thể học 5 năm đối với sinh viên đào tạo chính quy dài hạn, 3 năm với sinh viên đã có bằng trung cấp Dược, 2 năm đối với người có bằng đại học chính quy dài hạn các ngành bác sỹ Y khoa, sinh học, hóa học (của các trường đại học Khoa học tự nhiên, bách khoa – các trường có cùng đầu vào tương đương). Bạn có thể theo học ngành dược tại những trường đại học như: ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Huế, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Y Dược Cần Thơ.
Tuy nhiên, nếu điều kiện chưa cho phép bạn học ngay Dược sỹ trình độ đại học, bạn cũng hoàn toàn có thể bắt đầu với dược sĩ trung cấp. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể học liên thông và trở thành dược sĩ đại học theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.
Được biết, Trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur là trường chuyên về đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế trình độ trung cấp. Các văn bằng của trường thuộc hệ thống văn bằng quốc gia. Đội ngũ giảng viên của Trường chủ yếu là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã nhiều năm từng giảng dạy tại các Trường Đại học lớn, có uy tín trong nước như: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Học Viện Quân Y… Chính vì vậy, trường Trung cấp Công nghệ và Y tế Pasteur đang là lựa chọn với các bạn trẻ để hiện thực hóa ước mơ làm thầy thuốc của mình.
Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhanh, khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành. Nghề Dược là nghề mà nhu cầu xã hội đang cần và dễ kiếm việc làm. Bởi trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhu cầu về dược sĩ, công nhân dược… rất lớn và không ngừng tăng. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý dược cho thấy, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện mới đạt khoảng 1,19/10.000 dân, trong đó có 10.164 dược sĩ đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Theo ước tính, số lượng sinh viên cần tuyển trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ khoảng 18.000 người. Sự thiếu hụt nhân lực ngành dược tại các bệnh viện và công ty dược phẩm trong nước càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài cũng xác định rõ chiến lược sản xuất kinh doanh dược phẩm lâu dài tại Việt Nam. Các hãng thuốc của nhiều quốc gia đang thâm nhập thị trường nước ta kèm theo nhu cầu tuyển dụng, tạo ra cơ hội lựa chọn phong phú cho các dược sỹ.
Tại Việt Nam, thu nhập của dược sỹ luôn được xếp vào những ngành nghề có thu nhập cao. Theo quy chế hiện nay, dược sỹ có thể làm ngoài giờ ở các nhà thuốc tư nhân để tăng thu nhập, tuy nhiên nghề nào cũng vậy, cơ hội việc làm và mức thu nhập phụ thuộc vào trình độ, năng lực, sự nhạy bén… của bản thân mỗi cá nhân.
Nguồn: Dân Trí
Bài viết liên quan
- 3 bí quyết cơ bản giúp bạn học tốt môn văn
- 5 bí quyết giúp bạn làm bài thi đại học đạt kết quả cao
- 5 bí quyết giúp bạn học bài nhớ lâu
- Năm 2014 giữ hay bỏ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
- Hàng loạt ví dụ về chương trình sách giáo khoa quá tải
- Các trường dạy nghề ” giở chiêu” thu hút học viên
- Dạy trẻ cách phòng tránh bạo lực học đường
- Cô gái Nga xinh đẹp yêu sử Việt Nam
- Xung quanh chuyện học trong ngày nắng nóng
- Cô giáo trẻ yêu nghề đạt giải nhất cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi