Đề bài: Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc. Tuy sáng tác của bà để lại không nhiều, chủ yếu là những bài thơ Nôm truyền tụng và tập thơ chữ Hán Lưu Hương kí, song bà đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn của văn học Việt Nam với một phong cách thơ vô cùng độc đáo. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu về sự đóng góp của bà cho thơ ca trung đại Việt Nam. Hoàng Hữu Yên cho rằng: Thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất; Xuân Diệu lại đánh giá Hồ Xuân Hương như là một vị chúa thơ Nôm (…) Xuân Hương dùng thể thơ Đường luật thế mà ta không chút nào nghĩ rằng đó là một điệu thơ nhập nội, thơ Xuân Hương cứ nôm na bình dân tự nhiên (…) Xuân Hương thật xứng đáng là bà chúa thơ Nôm.
Trước hết ta tìm hiểu nhan đề của bài thơ Tự tình. Tự tình ở đây là tình cảm tự bộc lộ ra, đó chính là tâm trạng bộc bạch của chính người trong cuộc, đó là lời của tâm hồn, lời của con tim khao khát hạnh phúc cháy bỏng, đó là tiếng nói phẫn uất đau đớn xót xa… Đọc Xuân Hương thi tập ta thấy trong đó có một con người luôn luôn căm phẫn, luôn luôn phẫn nộ đối với chế độ phong kiến thối nát đương thời, đồng thời trong thơ của bà còn luôn luôn ca ngợi bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhưng bên cạnh đó trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn hiện lên một tâm trạng khao khát hạnh phúc, muốn bộc lộ cái tôi của mình. Cái tôi đó có lúc khao khát mãnh liệt nhưng cũng có lúc cô đơn uất hận xót xa, bế tắc bấp bênh, chới với giữa dòng đời.
Như trên đã nói, Tự tình là bài thơ Nôm được làm theo lối luật Đường. Bài thơ gồm 56 chữ, 8 câu chia thành 4 phần đề, thực, luận, kết, với niêm luật chặt chẽ, hàm súc mà cô đọng, lời ít mà ý nhiều. Hai câu đề của bài thơ hằn lên một nỗi niềm vừa cô quạnh, vừa bất bình ngao ngán cho một thân phận thiệt thòi quá lớn.
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Thông thường câu thơ đầu tiên của bài thơ thất ngôn bát cú có nhiệm vụ mở cửa thấy núi (Khai môn kiến sơn). Câu thơ mở đầu cho ta thấy phần nào chủ đề của bài thơ. Câu thơ đầu của bài thư này thoạt đầu dường như ta chưa thấy gì về sự báo hiệu cho chủ đề của nó. Nó chỉ là dấu hiệu của thời gian (tiếng gà văng vẳng gáy trên bom) mà ta thường thấy trong thơ ca xưa:
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Hay tiếng gà chuyển canh trong thơ Bác:
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.
Nhưng đằng sau cái tiếng gà gáy sáng văng vẳng áy ẩn sau một tâm trạng xót xa, buồn bã, cô đơn. Lúc này con người đã tình giấc đối diện với chính mình. Tiếng gà như một âm thanh chát chúa dội vào tâm trạng cô đơn của nữ sĩ khiến cho bà cất lên những lời đầy oán hận: Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Hai câu thơ trên đã cho a thấy được phần nào tâm trạng đắng cay chua xót của nhà thơ. Nỗi bất hạnh đó còn được thể hiện sâu sắc hơn ở những câu thơ sau.
Hai câu thực nhà thơ đã diễn tả nỗi uất ức xót xa như chìm sâu vào trong tâm hồn nhà thơ đầy bất hạnh:
Chuông sầu không đánh cớ sao om.
Khi phân tích hai câu thơ này có nhà nghiên cứu đã cho rằng ở đây Hồ Xuân Hương dùng biện pháp tu từ – mượn hình ảnh khách quan để vận vào mình để diễn tả nỗi giận hờn khó kìm lại được. Ở đây nhà thơ không chỉ mượn hình ảnh khách quan để vận vào mình mà chủ yếu nhằm lột tả đau đớn xót xa bế tắc của mình. Chuông sầu, mõ thảm là những thứ gợi lên cảm giác buồn đau cô đơn lạc lõng. Nhưng ở đây làm gì có khua có đánh thế mà nó vẫn vọng ra những tiếng nghe khô khốc thảm đạm làm sao. Vậy đó là những tiếng gì? Đó là tiếng của nỗi lòng, tiếng của sự bất hạnh giữa dòng đời. Cốc diễn tả âm thanh hay diễn tả nỗi lòng? Nghe nó chát chúa khô khốc ảm đạm làm sao! Tiếng chuông chùa không ngân lên vang vọng thành hơi mà vọng lại một tiếng nghe ảm đạm làm sao? Với từ om tác giả đã thể hiện rõ sự bế tắc xót xa trước cuộc đời đen bạc, bất công.
Như vậy qua bốn câu thơ đầu ta đã hiểu rõ được sự phẫn uất bất hạnh xót xa bế tắc trong cuộc đời của nữ sĩ tài hoa. Sự bất hạnh đó phần nào được lí giải ở hai câu luận của bài:
Sau giận vì chuyên để mõm mòm.
Hoá ra sự bất hạnh của bà chúa thơ Nôm là những tiếng nghe rầu rĩ. Đó là tiếng gì vậy? – Lời đồn đại, chuyện đơn sai chẳng? – Miệng thế gian biết đâu mà lường! Nhưng làm sao tránh khỏi? Những chuyện chẳng đâu vào đâu mà buồn phiền cứ dồn ập đến. Nói lên điều này chúng ta lại càng cảm thông hơn cho con người chịu nhiều bất hạnh thua thiệt hay xã hội xưa. Coi xã hội tàn nhẫn vô lương tâm đã vùi lấp con người. Hai tiếng thêm rầu rĩ nói lên sự chua cay chát chúa đó. Từ chuyện nhân thế chuyển về chuyển riêng tư sau giận vì cái duyên mõm mòm cũng không phải tại mình mà duyên phận cứ nổi nênh, bạc bẽo: Cảnh quá lứa lỡ thì chua chát biết bao!
Qua sáu câu thơ trên phần nào ta đã thấy được sự bất hạnh trong cuộc đời, nỗi chua cay thất vọng chán thường, ta hiểu được phần nào nguyên nhân gây nên những bất hạnh xót xa đó. Tất cả những cái đó ta có cảm tưởng như Xuân Hương không đứng vững nổi trước sóng gió xô đẩy của cuộc đời. Nhưng không, Hồ Xuân Hương vẫn hiên nang thách thức với một tư thế vô cùng ngạo nghễ.
Thân này đâu đã chịu già tom.
Đó mới đúng là Hồ Xuân Hương, mới đúng là con người luôn luôn đấu tranh cho mọi bất công ngang trái ở đời. Trong thơ Hồ Xuân Hương ta đã từng bắt gặp cá tính đó:
Khi chế giễu tên bại tướng
Thì sự anh hùng há bây nhiêu.
Khi phủ định một luật lệ bất công
Không có nhưng mà có mới ngoan.
Có khi lại tự khẳng định một cách mạnh mẽ:
Xoạc cảng đo xem đất ngắn dài.
Đó là những lời trách cứ, thách thức với tư thế đối diện với mọi dư luận, mọi thế lực. Chính lòng tự tin đó đã làm nên tính cách sắc sảo độc đáo của cái tôi trong thơ Hồ Xuân Hương. Cái tôi đó dù đau đớn bất hạnh đến đâu vẫn chiến đấu thách thức đến cùng chống lại mọi dư luận bất công của xã hội. Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta cảm nhận sự bất hạnh cay đắng cho thân phận nữ sĩ đến đâu thì ta lại càng cảm phục trân trọng sự đấu tranh cho quyền được sống hạnh phúc chính đàng của con người đến đó. Bài thơ Tự tình chính là nét tiêu biểu cho hồn thơ trữ tình của Xuân Hương.
Nguồn: Internet
Bài viết liên quan
- Đề thi văn vào lớp 10 – Hay nhưng khó
- Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
- Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao
- Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
- Phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
- Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương
- Phân tích bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
- Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Tiến đã viết:
rat hay bạn à…
bùi thu đã viết:
thanks ban nhieu nha
trần hùng đã viết:
đừng ai 11a1 thpt ngo quyen ba vi ha noi chep bai nay nhé!
tính đã viết:
ừ cũng hay đáy bạn à,nhưng còn đã lộn nhiều trật tu các hành đông,tâm lý cua nv
anh hào đã viết:
ko de thj 11 la` j nua ?
Lý Đức đã viết:
bài viết khá hay đấy
Lý Đức đã viết:
bài viết khá hay đấy
chuong đã viết:
hay tuyet cu meo
HỒNG ĐOAN đã viết:
BÀI VIẾT QUÁ HAY…….
vũ mạnh tuân đã viết:
bài viết rất hay . Đất nước tôi muốn nói với bạn bè 5 châu tôi yêu Việt Nam
hanh truong đã viết:
bai van rat hay ro rang va cu the
phat đã viết:
cam on bai viet nay rat nhieu
ngan đã viết:
cam on hay bai rat ok
kien đã viết:
tks ban
pham phuong truc đã viết:
bài hay quá ^^ phục bạn quá ^^ tại sao tui đọc thơ mà chẳng cảm nhận dc j hết á, lúc nào cũng phải online để ăn cắp cảm nhận của người khác hết á >.<
Ola9x đã viết:
hay nhưng cái mở bài mình thấy chưa hay lắm
ducdocla đã viết:
hay vai~, wa’ ghe luon
the vu đã viết:
đọan mở bài hơi ngớ ngẩn! đâu phải ai cũng biết hmt của vn đâu!
duyên đã viết:
Bạn ơi.hay lắm. thanks nha!!!!!
nevermor buzz tran đã viết:
thank nhe…….. chac la tham kkao nkiu do chua du? dau tg
Be xoan đã viết:
Hi.tks p. Rat hay. Dung thu mjh can. Chac se co nkiu bai gjog nhau lam day.
dal đã viết:
bai lam hay. nhung minh thay doan mo dau hoi dai. theo minh thi co the rut ngan mot chut bang cach su dung cac tu ngu ham suc hon. du sao cung cam on ve bai van cua ban. danh thiet dal
thiên sứ mùa mưa đã viết:
hay wa
Long đã viết:
very good
kủ chuối đã viết:
cam on pan…bai viet rat rat hay
huynh vo đã viết:
hay,rat rat hay va y nghia
kỳ duyên đã viết:
cảm ơn bạn đây thực sự là 1 tài liệu có ích cho mình và cho nhiều ng khác nữa
Phượng đã viết:
Hi.hay wa chung lun.sao p kam nhan hay du day
nhu quynh đã viết:
hay nhung mo bai thi nen neu ro ve tac gia hon vai rut ngan ty
nguyễn duy vương đã viết:
Bài viết nhìn chung là ổn nhưng một vài đoạn phân tích chưa rõ ràng và còn thiếu nhiều hình ảnh minh họa. Mình đề cao lối viết của tác giả , nó khiến mình ngưỡng mộ. Vì là phân tích cả bài nên thiếu xót là không thể tránh. Cảm ơn tác giả.
nguyễn duy vương đã viết:
Bài viết nhìn chung là ổn nhưng một vài đoạn phân tích chưa rõ ràng và còn thiếu nhiều hình ảnh minh họa. Mình đề cao lối viết của tác giả , nó khiến mình ngưỡng mộ. Vì là phân tích cả bài nên thiếu xót là không thể tránh, mình sẽ tự bổ sung được. Cảm ơn tác giả vì bài viết.
insect đã viết:
Bai viet ko dc hay cho lam. Bad
duc đã viết:
cũng hay nhưng phần mở bài của bạn chưa dc rõ ràng về chi tiết cho lắm.nên xin bạn hãy sửa lại câu mở bài đi nhé.thaks bài viết.:)
Trung đã viết:
hay nhưng còn lỗi lập từ
Bình Thuong đã viết:
Bài viết rất hay + bức tranh của tác giả nào vậy ạ !?